Ván khuôn leo

Sườn kim loại bên trong và bên ngoài có cấu tạo tương tự nhau, chỉ khác nhau ở chỗ: một nửa số lượng có thanh thép góc dài ở trên, thanh thép góc ngắn ở dưới và một nửa có thanh thép góc ngắn ở trên, thanh thép góc dài ở dưới. Mục đích là để một loại lắp ở mạt trong tường, một loại lắp ở ngoài tường.
Trên sườn kim loại có 4 lỗ chừa sẵn: 2 lỗ hình tròn, 2 lỗ hình bầu dục; cách cấu tạo này nhằm lắp và điều chỉnh bulông được dễ dàng.
Hai đợt sườn kim loại liên kết với nhau bằng khớp bulông, đó là cơ cấu điều chỉnh phương của sườn kim loại đợt trên (đợt sườn kim loại ở dưới coi như bất động vì ván khuôn đã được đổ bêtông).
Để làm cữ chiều dày tường, dung ống nhựa có chiều dài bằng chiều dày tường, 4 bulông liên kết với hai sườn kim loại trong và ngoài tường xuyên qua 4 ống nhựa.

Sườn kim loại

Ván khuôn dùng 3 đợt sườn kim loại, đợt giữa mang sàn thao tác trên và dưới
b. Cấu tạo ván khuôn
Ván khuôn được sản xuất thành tấm định hình kích thước bé, vật liệu là gỗ dán dày 1 cm.
Chiều rộng bằng khoảng cách lớn nhất giữa hai sườn kim loại liên tiếp.Tháp có đường kính thay đổi nên khoảng cách giữa hai tấm sườn cũng thay đổi. Từ đó phải hiệu chỉnh ván khuôn bằng cách cho mép ván khuôn tỳ sâu vào sườn kim loại hoặc cắt bớt. Ngoài ra còn hiệu chỉnh bằng cách cấu tạo tấm khuôn gồm hai phần ghép chồng nhau, với cách làm này ván khuôn không cần cắt bớt nhưng mặt bêtông có hình nếp.

Mặt bằng ván khuôn

Liên kết tấm khuôn gỗ dán vào sàn kim loại
c. Sàn thao tác
Để phục vụ thi công(buộc cốt thép, lắp ván khuôn, đổ bêtông…), dung sàn thao tác phía trên; để tháo ván khuôn, hoàn thiện mặt tường sau khi tháo ván khuôn, dùng sàn thao tác phía dưới. Phải quy định tải trọng tối đa cho sàn thao tác trên cơ sở tính toán.

Giá công-xôn đỡ sàn thao tác
3. Lắp ván khuôn
Đợt ván khuôn đầu tiên lắp theo cách thong thường. Trong đó các sườn kim loại là các thanh đứng, làm chỗ tỳ cho ván khuôn. Ngoài ra phải tăng cường các thanh chống phụ. ( các lỗ bulông xuyên tường không được bố trí trùng với vị trí cốt thép đứng ).
Lắp đợt ván khuôn thứ 2 và các đợt ván khuôn tiếp thoe như sau: sườn kim loại đợt 2 lắp với sườn kim loại đợt 1 bằng khớp, sau đó điều chỉnh bằng bulông, phương của sườn kim loại theo ý muốn, so với trục tâm của tháp.
Lắp 4 ống nhựa cùng với bulông trên mỗi cặp sườn kim loại.
Kiểm tra vị trí của ván khuôn căn cứ vào tim và bán kính công trình, tương ứng với từng độ cao của mỗi đợt đổ bêtông.
Tuỳ theo tiến độ yêu cầu thi công công trình nhanh hay chậm mà có thể dung 2 hay 3 đợt sườn kim loại.
Nếu dùng 2 đợt sườn kim loại thì đợt sườn ở dưới được liên kết với công-xôn để làm sàn thao tác trên và treo sàn thao tác dưới.
Nếu dùng 3 đợt sườn kim loại thì đợt giữ dung để làm chõ lin kết cho sàn thao tác trên và dưới.
Chú ý: thời gian tháo, lắp ván khuôn, thời gian cho phép đổ tiếp đợt bêtông ở trên cũng như đổ tiếp các khối đổ cạnh nhau phải căn cứ trên cơ sở mẫu thí nghiệm tuỳ theo tính chất của xi măng và điều kiện đông cứng của bêtông mà xác định.
4. Kiểm tra tim và cao độ
Tim tháp dùng để kiểm tra trong suốt quá trình thi công, được bố trí trên một móng bêtông đặt ở đáy, bên trong tháp.
Cứ mỗi đợt bêtông cao 1,2m lại xác định bán kính R tương ứng với độ cao trong thiết kế , sau đó dung thước dây, một đầu quay tròn theo chu vi ván khuôn, một đầu cố định ở tim. Khi kiểm tra tim công trình, dung hệ dây căng cùng với quả dọi. Hệ dây căng gồm 3 sợi, cố định vào sườn kim loại. Ở mỗi đầu dây căng có tăng-đơ điều chỉnh để quả dọi về đúng tim. Dungj cụ kiểm tra này được nâng lên đồng thời theo từng đợt lắp ván khuôn.

Hệ dây căng để kiểm tra kích thước công trình
5. Vận chuyển lên cao và lối lên xuống công trình
Vận chuyển vật liệu (gỗ, bêtông, thép…), từ độ cao 0-15m dùng một cần trục bánh lốp chạy vòng quanh tháp. Khi vượt qúa độ cao của cần trục thì dung cần trục cửa sổ hoặc dùng4 tời điện có cơ cấu hãm tự động. Mỗi phương tiện nâng phục vụ cho 1/4 chu vi tháp.
Lối lên xuống công trình là thang lồng( thang ngoài của thân tháp), lắp đồng thời với than tháp băng phương pháp hàn.
6.Tháo ván khuôn
Dùng giáo treo để tháo ván khuôn. Khi tháo đợt ván khuôn trên cùng, dung một loại giáo treo co mỏ móc vào đầu mút trên cùng của tường tháp. Tháo xong ván khuôn người đi xuống băng thang lồng.
Trong ví dụ trên, sườn kim loại ở các mặt ván khuôn trong và ngoài được lắp đối xứng. Ngoài ra còn có thể lắp sườn kim loại theo phương pháp so le để tận dụng được khả năng chịu lực của bêtông ở đợt dưới. Tuy nhiên lỗ xuyên bulông giằng ở sườn kim loại phải bố trí phù hợp với cách lắp này.

Sườn kim loại và giá công-xônlăp so le trên hai mặt ván khuôn
II. Ván khuôn leo kích thước lớn, lắp-tháo bằng cơ giới
Ván khuôn leo kích thước lớn có những đặc điểm chung như của ván khuôn leo và ván khuôn tấm lớn.
Ván khuôn có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc kết hợp giữa gỗ và kim loại. Ván khuôn được lắp vào công trình từ những tấm lớn. Tấm lớn có thể là nguyên một tấm hoặc lắp gép từ các tấm có kích thước bé liên kết với hệ thống sườn đứng, sườn ngang.
1. Áp dụng cho công trình có bề mặt cong.
1.1 Cấu tạo tấm khuôn
Tấm khuôn bao gồm các thành phần: sườn đứng, sườn ngang, những phụ kiện liên kết, bulông điều chỉnh phương của ván khuôn, sàn thao tác.
Sườn đứng gồm 2 thanh thép hình chữ U. Trên sườn đứng có các lỗ khoan sẵn, chia thành hai hệ (phía trên và phía dưới), mỗi hệ có 12 lỗ, để liên kết với các sườn ngang theo hai sơ đồ khác nhau. Hệ lỗ dưới dùng cho lắp đợt ván khuôn đầu tiên sát nền công trình, hệ lỗ trên dùng cho khi lắp các đợt ván khuôn ở trên.
Tại đầu mút phía trên của sườn đứng có hàn móc cẩu. Gần đầu mút phía dưới của sườn đứng có bulông điều chỉnh. Trên sườn đứng có 2 vị trí đặt bulông neo (bulông giằng có đoạn nối); phía dưới liên kết với bulông neo chịu lực, phía trên liên kết với bulông neo của ván khuôn tường (vừa là thanh cũ để cố định chiều dày của ván khuôn tường, đồng thời cũng là vị trí dùng cho bulông chịu lực của đợt lắp ván khuôn tiếp theo).
Sườn ngang gồm 2 thép hình chữ U, được uốn cong theo bán kính của công trình. Chiều dài của sườn ngang,phụ thuộc vào cấu tạo ván khuôn ,vào khả năng chịu lực; để khuôn bị biến dạng khi làm việc, nên xác định kích thước cho chính xác bằng cách phóng mẫu.
Đầu mút của sườn ngang cố lỗ khoan chừa sẵn để nối các sườn ngang của các ván khuôn tấm lớn lại với nhau khi lắp vào công trình. Các đầu mút của sườn ngang nối với nhau thông qua bản thép và liên kết bằng bulông . Tiết diện của sườn và ngang phải xác định qua tính toán.
Mặt ván khuôn gồm những ván khuôn thép định hình ghép với nhau bằng móc kẹp chữ U và liên kết với sườn ngang bằng bulông có móc (hình cán ô) để tạo thành ván khuôn tấm lớn
Liên kết gữa hai thành ván khuôn trong và ngoài bằng thanh neo bulông gồm 3 đoạn : đoạn giữa nằm lại trong bêtông, hai đoạn đầu nằm ngoài bêtông. Các đoạn nối với nhau bằng ren ốc.
Sàn thao tác gồm các giá công-xôn hàn vào sườn đứng của ván khuôn; trên các giá này gác ván hoặc lưới thép để tạo thành sàn thao tác.
Bulông điều chỉnh: Gần đầu mút phía dưới của sườn đứng có bulông điều chỉnh. Khi vặn bulông sẽ làm thay đổi khoảng cách giữa sườn đứng và thân tường từ đó dẫn đến thay đổi phương của ván khuôn theo yêu cầu. Bulông điều chỉnh được bố chí trên tất cả các sườn đứng của tấm khuôn.

Cấu tạo tấm khuôn và các chi tiết liên kết

Kết cấu thanh neo
Phối cảnh các chi tiết liên kết ván khuôn
1. 2. Lắp ván khuôn
Các cấu kiện của ván khuôn (như sườn đứng , tấm khuôn định hình kích thước bé, bulông neo v.v…) đã được gia công trong xưởng, ra công trình chỉ việc lắp ghép lại thành ván khuôn tấm lớn.Từ các mảng ván khuôn tấm lớn này dùng cần trục lắp ghép lại với nhau theo hình dạng yêu cầu.
Gá lắp ván khuôn :
Căn cứ vào chiều rộng của mảng ván khuôn tấm lớn cho thành trong và thành ngoài theo bản vẽ ván khuôn, mà phóng mẫu trên mặt bằng, xác định vị trí tương ứng giữa sườn ngang và sườn đứng, xác định chiều dài thực tế của sườn ngang để cắt tại chỗ.
Liên kết các sườn ngang với sườn đứng bằng bulông ( 4 bulông cho một vị trí giao nhau của sườn ngang và sườn đứng).
Lắp các tấm khuôn thép lên các sườn ngang bằng bulông có mỏ. Những chỗ bị thiếu hụt, do lắp các tấm khuôn thép kích thước bé không khớp với chiều rộng của tấm khuôn lớn, được chèn nẹp gỗ.
Lắp ván khuôn tấm lớn vào công trình:
Đợt chuẩn bị: Đổ 1 lớp bêtông mỏng (cao 15 cm) để tạo lên chỗ tỳ cho ván khuôn. Đồng thời cũng qua đó mà kiểm tra toàn bộ kích thước, vị trí của ván khuôn, làm cơ sở cho việc lắp các đợt trên được chính xác.
Đợt một: Lắp ván khuôn đợt một tựa vào công trình ( lúc đó chưa lắp sàn thao tác trên và dưới). Sườn ngang liên kết với sườn đứng tại hệ lỗ phía dưới . Điều chỉnh phương thẳng đứng của ván khuôn bằng thanh chống xiên và tăngđơ (vừa chống vừa kéo) ở một phía của thành ván khuôn . Khi đổ xong bêtông đợt một , ván khuôn được tháo ra và lắp lại các sườn ngang với sườn đứng tại vị trí các hệ lỗ phía trên (của sườn đứng) để dùng cho đợt ván khuôn thứ hai trở đi. Từ đợt thứ hai trở đi, do làm việc cách mặt đất lên phải lắp sàn thao tác trên và dưới.
Đợt hai trở lên: thực hiện ván khuôn từ đợt hai cho đến đợt trên cùng hoàn toàn giống nhau. Trình tự tháo lắp khuôn ở đợt dưới đem lắp lên đợt trên như sau:
-Sau khi bêtông đợt dưới đạt cường độ cho phép để tháo ván khuôn (xác định qua mẫu thí nghiệm) thì tiến hành tháo ván khuôn trước ở một thành . Tháo bulông liên kết ở đầu các sườn ngang và bulông neo ở trên và dưới của các sườn đứng để tách rời ván khuôn tấm lớn khỏi mặt tường bêtông.
-Nâng và liên kết các khuôn tấm lớn vào vị trí mới ở đợt trên tại các vị trí bulông neo sẵn (chính tại vị trí các bulông neo ở phía trên của mỗi đợt ván khuôn). Sau khi lắp xong các bulông neo chịu lực tại các sườn đứng (mép trên của ván khuôn có xu hướng ngả ra phía ngoài so với tim tường), dùng bulông điều chỉnh phương của ván khuôn về vị trí thẳng đứng. Cứ làm như thế cho đến khi lắp xong thành ván khuôn thứ nhất.
-Buộc cốt thép vào thép chờ của tường bê tong và các chi tiết đặt sẵn…ở đợt trên. (Ngoài ra, việc buộc cốt thép cũng có thể đứng trên sàn thao tác trên của ván khuôn đợt dưới để thực hiện, sau đó mới tháo ván khuôn của thành thứ nhất của đợt dưới đem lắp lên đợt trên).
- Tháo ván khuôn thành thứ hai ở đợt dưới đem lắp lên đợt trên (tương tự như tháo, lắp thành ván khuôn thứ nhất)
-Liên kết bulông neo ở hai thành ván khuôn; liên kết các sườn ngang của các tấm khuôn ở lại với nhau.
-Kiểm tra lại lần cuối cùng kích thước, vị trí của ván khuôntrước khi đổ bêtông. Kiểm tra vị tri của ván khuôn bằng cách thả quả dọi từ ván khuôn xuốn đáy công trình; nếu khoảng cách ở trên , tính từ mép trong của ván khuôn đến dây dọi bằng khoảng cách dưới, từ mép tường bêtông đến dây dọi thì coi như vị trí ván khuôn đúng.
-Ván khuôn leo băng tấm lớn phải được tính toán sao cho đủ sức chịu lực khi trục lắp không bị biến dạng, chịu được áp lực ngang.
Đặc biệt coi trọng khả năng chịu lực của bulông neo và cấu tạo các mối nối. Phải xác định được tải trọng lớn nhất cho phép đặt lên sàn thao tác. Phải quy định được thời gian sớm nhất cho phép tháo ván khuôn, kể từ khi đổ bêtông đợt dưới, để tháo dem lắp lên đơt trên.
Để lên xuống trong thi công, cạnh công trình phải bố trí thang máy
2. Áp dụng cho công trình khối lớn
Ván khuôn leo được cấu tạo theo nguyên tắc như trên, chỉ riêng bulông neo được liên kết vào bêtông hoặc cốt thép của công trình
C. An toàn lao động khi thi công ván khuôn trượt, ván khuôn leo.
I.Những yêu cầu phòng cháy, chữa cháy khi tổ chức công trường xây dựng nhà cao tầng nói chung
1. Quản lí phòng cháy trên công trường xây dựng
a) Bố trí phương tiện phòng cháy
- Đường giao thông trong công trường phải thông suốt đảm bảo cho xe cứu hoả đủ chỗ vào,ra;
- Trên mặt nước xung quanh toà nhà cần bố trí họng nước cứu hoả;
- Cần bố trí bơm cao áp ở hiện trường, cột nước của máy bơm phải vượt quá chiều cao của nhà và phải đảm bảo áp lực nước cũng như lượng nước cần thiết cho phòng hoả
b) Về quản lí chất dễ cháy, dễ nổ;
- Hiện trường cần bố trí kho chứa sản phẩm nguy hiểm thống nhất: chất dễ cháy, dễ nổ
c) Các điểm lưu ý khác
- Trên tầng nhà cần quy định nơi hút nước. Ngoài ra trên hiện trường thi công nghiêm cấm hút thuốc
- Hiện trường thi công thường sử dụng những công cụ tạm thời như ván khuôn, giàn giáo …nên hết sức chú ý dung vật liệu khó cháy. Đối vói vật liệu gỗ, hoá vô cơ cần tăng cường quản lí và loại trừ dần;
- Nghiêm ngặt quản lí chế độ phòng cháy, cần bố trí cán bộ chuyên trách an toàn phòng hoả tại hiện trường xây dựng
2. Đề phòng vật rơi từ trên cao xuống và tránh va đập khi thi công trượt
a) Cùng via việc lập phương án thi công ván khuôn trượt, còn phải dựa vào đặc điêmr kết cấu công trình và điều kiện thi công, lập biện pháp kỹ thuật an toàn tương ứng..
b) Thiết kế trang bị ván khuôn trượt, phải có độ cứng tổng thể tương đối tốt, an toàn và có tính năng vận hành tốt. Trên tổng thể, đảm bảo thiết bị ván khuôn trượt vận hành ổn định và an toàn. Khi dung phương án thi công trượt không toàn bộ phải có biện pháp đảm bảo độ ổn điịnh tin cậy của sàn và hệ thống ván khuôn trượt, đảm bảp độ ổn định của hệ thống sàn
c) Xung quanh sàn thao tác trượt chính phải bố trí lan can bảo vệ cao hơn phần trên của giá nâng 1.2m. Lan can có không ít hơn 4 thanh ngang và có treo lưới an toàn, chân của lan can phải bố trí tấm chắn. Tấm lát của sàn thao tác chính và sàn giá treo trong, ngoài phải khít và cố định
d) Sàn thao tác giá ngoài: mặt ngoài phải bố trí lại hang thanh chắn và một tấm chắn dưới chân ở vị trí cao 1m phía trong của nó phải lắp đặt một hang thanh chắn và thêm một tấm chắn dưới chân.
e) Xung quanh từ giá đến sàn thao tác, phải bố trí thang để lên xuống đáp ứng yêu cầu an toàn thi công, miệng thang phải bố trí tấm đậy di động. Nếu dung hai lớp giá ngoài thì thang lên xuống nên đặt lệch nhau
f) Ván khuôn trượt đến tầng hai hoặc độ cao quy định, giá treo trong ngoài và lưới an toàn đều phải kịp thời lắp đặt đầy đủ. Sau khi trượt đến đáy giáo treo cách mặt đất 6m phải kịp thời dựng lưới an toàn ngang rộng 6m ở tầng đầu
g) Các lỗ đứng để sẵn của kết cấu như ban công, giếng thang máy, giếng trời cùng via ván khuôn trượt lên đáy của giá nâng ở vị trí lỗ phải có cơ cấu phòng hộ di động tạm thời, đợi kết thúc trượt kết cấu tầng xây lại theo quy định,
h) Tháo dỡ thiết bị ván khuôn trượt phải lạp phương án thi công tháo dỡ, lập trình tự tháo dỡ, phương pháp tháo dỡ và biện pháp kỹ thuật an toàn.
i) Trong quá trình thi công nếu có gió cấp 6 trở lên hoặc thời tiết có mây mu;f phải dùng công tác. Kiêm tra lại rồi mới được thi công tiếp.
j) Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiêm tra cường độ bêtông sau khi ra khỏi ván khuôn. trạng thái làm việc của hệ thôngchống đỡ và sàn thao tác.
3.Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện và phòng chống cháy
a. Sàn thi công phải bố trí các cơ cấu tin cậy về phòng cháy, chống sét.
b. Tủ điện chính vá tủ phân phối điện bố trí cố định trên sàn thao tác và có lều bảo vệ .
c. Cáp nguồn điện phải bố trí ở vị trí thích hợp, phải treo thêm dây bảo hiểm chịu lực để tránh bị đứt cáp
d. Phải bố trí máy phát điện ở hiện trường
e. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn sáng
f. Máy hàn bố trí bên ngoài phải cố định vị trí và dùng đệm gỗ, có bạt che mưa.
g. Phải bố trí dụng cụ chữa cháy bằng bột khô trên sàn thao tác
http://xaydung.us

1 comment:

Bài đăng Phổ biến

Nhạc

Gia24.com/24
  • Diễn đàn
  • Định giá
  • Giá Sản phẩm
  • Giá Vật liệu xây dựng
  • Giá nhà đất
  • Giá nông sản
  • Sàn giá chứng khoán
  • Dự báo giá cả
  • Tin tức giá cả thị trường
  • Tin tức giá cả
  • ThauPhu.COM
  • Diễn đàn
  • Thầu chính
  • Thầu Phụ
  • Đấu Thầu
  • Nhận Thầu
  • Danh sách thầu phụ
  • Dự toán
  • Tiêu chuẩn thầu phụ
  • Tìm kiếm thầu phụ
  • Gian hàng thầu phụ
  • XayDung.US
  • Diễn đàn
  • Tài liệu về xây dựng
  • Tin tức chuyên nghành
  • Đấu thầu
  • Tư vấn xây dựng
  • Kiễn trúc
  • Dự toán
  • Tiêu chuẩn xây dựng
  • Bất động sản (địa ốc)
  • Thầu phụ