Bản vẽ nhà

I. KHÁI NIỆM CHUNG:
KHÁI NIỆM:
Trong các bản vẽ để thể hiện kiến trúc nói chung có 2 loại: bản vẽ qui hoạch và bản vẽ công trình (bản vẽ nhà).
Bản vẽ nhà là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cấu tạo của một ngôi nhà. Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc.


Trong bản vẽ nhà thường sử dụng các loại hình biểu diễn sau:

Hình chiếu thẳng góc: được sử dụng chính thức trong thể hiện kiến trúc, có cơ sở pháp lý.

Hình chiếu phối cảnh: dùng để mô tả hình dáng ngôi nhà.

Hình chiếu trục đo: dùng để mô tả bổ sung các chi tiết của một ngôi nhà.

Phân loại bản vẽ nhà:

Theo giai đoạn thiết kế:

Bản vẽ thiết kế sơ bộ

(Bản vẽ thiết kế kĩ thuật)

Bản vẽ thiết kế thi công

Theo cấu trúc hồ sơ bản vẽ:

Bản vẽ mặt bằng tổng thể

Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà

Bản vẽ triển khai các chi tiết cấu tạo của ngôi nhà

Theo từng bộ môn:

Bản vẽ về kiến trúc

Bản vẽ về kết cấu

Bản vẽ về hệ thống điện

Bản vẽ cấp thoát nước

Bản vẽ phòng cháy chữa cháy

Bản vẽ về thông hơi, cấp nhiệt, cấp gaz …

2. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ HỒ SƠ THIẾT KẾ:

Giai đoạn thiết kế sơ bộ:

Căn cứ vào nhu cầu của bên A, điều kiện địa hình, điều kiện vật liệu và trình độ thi công, người thiết kế sẽ đưa ra nhiều phương án thích hợp. Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm:

Bản vẽ địa hình khu vực xây dựng: bản vẽ mặt bằng khu vực xây dựng, trên đó thể hiện các đường đồng mức, đường giao thông, hệ thống điện, sông ngòi và chỉ ra vị trí công trình sẽ xây dựng.

Bản vẽ mặt cắt địa chất công trình: thể hiện các tầng địa chất, mực nước ngầm, bảng kết quả thí nghiệm sức chịu tải của đất nền.

Bản vẽ tổng mặt bằng công trình: là hình chiếu bằng hay bản vẽ mặt bằng của toàn bộ công trình chính và phụ trợ được vẽ với tỉ lệ lớn hơn so với bản vẽ địa hình khu vực xây dựng.

Giai đoạn thiết kế thi công:

Trên cơ sở của phương án thiết kế đã được chọn ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, người thiết kế sẽ đi sâu về các mặt kiến trúc và kết cấu cho toàn bộ công trình. Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm:

Bản vẽ về kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, chi tiết thang, chi tiết vệ sinh, chi tiết cửa, chi tiết trang trí)

Bản vẽ về kết cấu (móng, khung, sàn, mái, ô văng, cầu thang, sê nô)

Bản vẽ về hệ thống điện (sơ đồ nguyên lý phân phối điện, mặt bằng điện các tầng, thống kê vật liệu điện)

Bản vẽ cấp thoát nước (mặt bằng cấp thoát nước các tầng, sơ đồ cấp thoát nước các khu vực vệ sinh, toàn nhà, thống kê vật liệu nước)

Ngoài ra, đối với các công trình phức tạp, thông thường có thêm một số bản vẽ triển khai việc thi công như: bản vẽ dàn giáo, cốp pha xây dựng, bảng tiến độ thi công cho công trình…

II. CẤU TRÚC NGÔI NHÀ

Kết cấu phần móng:

Móng nhà là thành phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên.

Móng bao gồm tường móng, trụ móng và đế móng.

Phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, đôi khi đường điện, đường điện thoại (trong khu vực các đường kỹ thuật này đều chôn ngầm).

Két cấu phần thân:

Cột: là kết cấu chống đỡ lực nén thẳng đứng.

Dầm: là thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng góc theo chiều dài của dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.

Tường: là thành phần thẳng đứng, có nhiệm vụ ngăn cách các phòng với nhau và với bên ngoài, đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và của những cấu kiện.

Theo vị trí, tường được chia ra:

Tường bao: có nhiệm vụ che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong đối với thời tiết.

Tường ngăn: có nhiệm vụ ngăn cách giữa các phòng.

Theo chức năng, tường được chia ra:

Tường chịu lực: tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.

Tường không chịu lực: Tường chỉ chịu tải bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trở thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí, thay đổi để phù hợp với ý thích, hoàn cảnh.

Sàn: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng, có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và đỡ lớp ván sàn. Sàn tựa trên các tường chịu lực hay lên các dầm của khung chịu lực.

Cầu thang: là bộ phận dùng cho việc đi lại giữa các tầng nhà (cầu thang trong) hay giữa sân với trong nhà (cầu thang ngoài).

Kết cấu phần mái:

Mái nhà: là bộ phận che chở cho ngôi nhà.

Mái đua: là phần mái đưa ra phía trước công trình để không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống mặt trước. Nước được tập trung vào hệ thống máng tôn, sau đó chảy vào ống đứng và đổ vào hệ thống thoát.

Cửa trời: cửa để chiếu sáng tầng giáp mái.

Bản vẽ nhà chủ yếu trình bày cách thể hiện bản vẽ kiến trúc của công trình trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

Thường bao gồm hai bản vẽ chính:

II. BẢN VẼ MẶT BẰNG TỔNG THỂ:

Mặt bằng quy hoạch

Là bản vẽ hình chiếu bằng một khu đất, thể hiện rõ vị trí đất được xây dựng, ranh giới đất xây dựng, chỉ giới đỏ. Thường bản vẽ này được trích ra từ bản đồ địa chính thành phố, hoặc trong bản vẽ quy hoạch tổng thể.

Tỷ lệ thường từ 1:2000 – 1:10.000.

Mặt bằng tổng thể

Là bản vẽ hình chiếu bằng các công trình trên tổng thể khu đất xây dựng. Trên đó thể hiện rõ lối giao thông bên ngoài, bố trí cây xanh, cổng, lối vào …

Đặc biệt là cần phải có hướng Bắc Nam, hoặc hoa gió.

Tỷ lệ bản vẽ thường là 1:200, 1:500, 1:1000 …

CÁC HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT NGÔI NHÀ

Nhằm thể hiện hình dáng và cấu tạo một ngôi nhà, thông thường sử dụng các bản vẽ sau:

Hình cắt bằng: mặt bằng.

Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh.

Hình cắt ngang và dọc.

Hình trích.

MẶT BẰNG

Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng của ngôi nhà, trên đó thể hiện vị trí, kích thước các tường, vách, cửa và các thiết bị đồ đạc.

Thông thường mặt phẳng cắt lấy cách mặt sàn nhà 1m – 1.5m.

Mỗi tầng nhà được vẽ với một mặt bằng riêng. Nếu 2 tầng có trục đối xứng, cho phép vẽ một nửa mặt bằng tầng này kết hợp với một nửa mặt bằng tầng kia. Nếu các tầng có kết cấu giống nhau thì vẽ tầng điển hình.

Tỷ lệ: 1:50, 1:100, 1:200.

Đường nét: nét liền đậm thường dùng 0.6 – 0.8 mm vẽ các đường bao của cột, tường và vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua. Dùng nét liền mảnh để vẽ các đường bao của các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và vẽ các thiết bị vật dụng trong nhà. Mặt bằng còn vẽ nét cắt để biểu thị vết của mặt phẳng cắt.

Kích thước: bao gồm

Dãy kích thước sát đường bao mặt bằng ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa sổ, cửa đi …

Dãy kích thước thứ 2 ghi khoảng cách các trục tường, trục cột.

Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay chiều ngang ngôi nhà.

Các trục tường và trục cột được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng các vòng tròn đường kính khoảng từ 8 – 10mm, trong đó ghi các số thứ tự 1, 2, 3… cho các trục ngang, tính từ trái qua phải, và ghi các chữ A, B, C… theo chiều rộng ngôi nhà, từ dưới lên trên.

Bên trong mặt bằng có ghi kích thước chiều dài và chiều rộng mỗi phòng, bề dày các vách tường và diện tích từng phòng.

Cao độ mặt sàn được ký hiệu và được đặt ngay tại vị trí có cao độ ấy.

Đặc biệt trong thiết kế thi công cần ghi đầy đủ kích thước cần thiết cho việc thi công và lắp đặt thiết bị.

Ngoài ra, trong những công trình có yêu cầu cao, có thể vẽ thêm mặt bằng lát nền, mặt bằng trần, mặt bằng định vị cột và móng…

2. MẶT ĐỨNG

Mặt đứng của ngôi nhà là hình chiếu thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà.

Nét vẽ: vẽ bằng nét liền mảnh.

Khi mặt đứng được vẽ chung và đặt đúng vị trí chiếu liên hệ với mặt bằng thì không cần ghi ký hiệu trục và kích thước. Khi nó được vẽ riêng ra so với mặt bằng hoặc vẽ ở bản vẽ khác thì cần ghi thêm tên các trục tương ứng trên mặt bằng nhằm cho ta biết hướng nhìn vào mặt đứng cần vẽ.

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, mặt đứng thể hiện như trên.

Trong giai đoạn thiết kế thi công, ngoài việc thể hiện mặt đứng như trên, ta còn phải thể hiện thêm các bản vẽ mặt đứng với tỷ lệ lớn hơn (thường là mặt đứng trích đoạn), trong đó thể hiện và ghi chú rõ các kích thước chi tiết, các ghi chú về màu sắc cùng chất liệu cấu tạo mặt ngoài của nhà.

3. MẶT CẮT

Hình cắt ngôi nhà là hình cắt đứng thu được khi dùng một hay nhiều mặt phẳng thẳng đứng song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt qua, thông thường được gọi là mặt cắt.

Theo hình thức thể hiện, mặt cắt bao gồm 2 dạng: mặt cắt ngang và mặt cắt dọc, được gọi tương ứng với các trục ngang và trục dọc của ngôi nhà.

Mặt cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà. Trên mặt cắt thể hiện chiều cao các tầng, các cửa sổ, cửa đi, cầu thang, các vị trí cấu tạo của tường, vách kín, các chi tiết vì kèo, sàn, mái cho đến móng…, hình dáng bên trong các phòng cùng chi tiết trang trí.

Theo quy ước, mặt cắt phải cắt qua các vị trí có cấu tạo phức tạp cần thể hiện rõ, không được cắt dọc qua tường, trục cột hoặc khoảng giữa hai cánh thang.

Tỷ lệ: tùy theo mức độ phức tạp ngôi nhà mà hình cắt có thể thể hiện tỷ lệ theo mặt bằng hoặc lớn hơn.

Đường nét trên bản vẽ: quy định giống như trên mặt bằng.

Cao độ: nền nhà tầng một thường được lấy là 0.00, độ cao ở dưới mức chuẩn này mang dấu âm, độ cao trên mang dấu dương. Đơn vị ghi độ cao là m, và được ghi trên giá nằm ngang.

Trong giai đoạn thiết kế thì mặt cắt chia ra làm 2 dạng và có cách thể hiện khác nhau: giai đoạn thiết kế sơ bộ thì vẽ hình cắt trên đó thể hiện không gian bên trong, có chú ý đến các chi tiết trang trí bên trong ngôi nhà, còn các bộ phận kết cấu như kèo, móng, cấu tạo mái, sàn, … thì chỉ vẽ đơn giản. Trong giai đoạn thiết kế thi công thì vẽ hình cắt cấu tạo cần thể hiện rõ các cấu tạo trên, các lớp cấu tạo của nó và được ghi kích thước đầy đủ.

4. HÌNH TRÍCH

Hình trích trong các bản vẽ nhà thể hiện dưới 2 loại:

Hình trích mặt đứng: mặt đứng trích đoạn. Thường vẽ phần trích điển hình với một tỷ lệ thích hợp, trên đó ghi chú các màu sắc, lớp phủ ngoài: ốp đá, quét vôi, sơn nước…

Hình trích các chi tiết: các chi tiết được trích ra với một tỷ lệ thích hợp để biểu diễn được hình dáng và cấu tạo của các chi tiết. Ví dụ như chi tiết sê nô, chi tiết mái đón, lam thông gió…

BẢN VẼ CÔNG NGHIỆP

Các quy định của nhà công nghiệp nhìn chung giống như nhà dân dụng.

Nhà công nghiệp có những kết cấu phức tạp hơn. Kết cấu nhà công nghiệp chủ yếu là hệ khung cột BTCT hay bằng kết cấu thép. Tường trong nhà công nghiệp cũng có khi chịu lực nhưng đa phần là đóng vai trò bao che. Các nhà công nghiệp thường được thiết kế theo kiểu lắp ghép.

1. MẶT BẰNG

Tỷ lệ: thường thể hiện sơ đồ lưới cột theo tỷ lệ 1:500, 1:1000…

Hệ lưới cột được xác định nhờ trục định vị và cột. Lưới cột được chia theo 2 phương: nhịp cột và bước cột. Nhịp có loại dài 12m, 18m, 24m, 36m…; bước cột có thể: 5.4m, 6m, 7.2m, 12m.

Đối với tường đầu hồi: có 2 hình thức: nhà công nghiệp không sử dụng dầm cầu trục thì tường đầu hồi có thể đánh trùng với trục cột, hệ cột và tường khác nhau thường cách khoảng 500.

Ở vị trí khe biến dạng thì trục của cột đặt cách trục chia 500 về cả hai phía.

Hình vẽ tách mặt bằng: thường vẽ với tỷ lệ lớn hơn chỉ thể hiện một số vị trí đặc biệt như ở trên.

2. MẶT CẮT ĐỨNG

Thường thể hiện theo tỷ lệ 1:100, biểu diễn các cấu kiện chịu lực, cấu kiện bao che, kích thước giữa các cột, các trục chia, kích thước nhịp, độ cao sàn nhà …

Ngoài ra, bản vẽ nhà công nghiệp còn thể hiện các chi tiết móng, các tường, panen mái và các kết cấu đặc biệt khác.

TRÌNH TỰ THIẾT LẬP BẢN VẼ NHÀ

Thông thường, một bản vẽ được tiến hành theo 3 giai đoạn:

Bố cục bản vẽ.

Vẽ phác, vẽ mờ bằng bút chì.

Tô đậm bằng bút chì mềm hay bút mực.

1. BỐ CỤC BẢN VẼ:

Tùy theo quy mô ngôi nhà và tỷ lệ thể hiện mà ta chọn khổ giấy thích hợp. Từ đó ta có thể bố trí các hình biểu diễn cho cân đối, thường chiếm khoảng 70 – 80% diện tích giấy vẽ. Cũng cần chú ý đến các dòng ghi kích thước và các ghi chú có thể có.

Thông thường, mặt bằng đặt dưới mặt đứng và ở bên trái bản vẽ; các mặt đứng, hình cắt đứng đặt theo quan hệ dóng.

Tùy theo tỷ lệ bản vẽ mà từ đó ta có được cách thức bố cục sao cho cân đối và hợp lý.

2. VẼ PHÁC, VẼ MỜ:

Thường bắt đầu vẽ mặt bằng trước, sau đó mới vẽ mặt đứng và mặt cắt theo trình tự sau:

Vẽ các trục tường, trục cột.

Vẽ các đường bao, các tường vách ngăn và các cột.

Vẽ các lỗ cửa ra vào, cửa sổ, các cầu thang…

Vẽ các thiết bị, các vật dụng trong nhà…

Vẽ đường ghi kích thước…

Khi vẽ mặt đứng thì ta dóng các trục từ hình chiếu bằng lên và cũng vẽ tương tự như hình chiếu bằng.

3. TÔ ĐẬM

Có thể dùng bút chì hoặc bút mực để tô đậm các nét vẽ phác, theo các loại đường nét đã quy ước.

Sau đó tiến hành ghi kích thước, ghi các ghi chú.

Đối với mặt bằng và mặt đứng ta có thể vẽ thêm cây xanh hoặc đổ bóng cho công trình.
Sưu tầm bới xaydung.us

2 comments:

Bài đăng Phổ biến

Nhạc

Gia24.com/24
  • Diễn đàn
  • Định giá
  • Giá Sản phẩm
  • Giá Vật liệu xây dựng
  • Giá nhà đất
  • Giá nông sản
  • Sàn giá chứng khoán
  • Dự báo giá cả
  • Tin tức giá cả thị trường
  • Tin tức giá cả
  • ThauPhu.COM
  • Diễn đàn
  • Thầu chính
  • Thầu Phụ
  • Đấu Thầu
  • Nhận Thầu
  • Danh sách thầu phụ
  • Dự toán
  • Tiêu chuẩn thầu phụ
  • Tìm kiếm thầu phụ
  • Gian hàng thầu phụ
  • XayDung.US
  • Diễn đàn
  • Tài liệu về xây dựng
  • Tin tức chuyên nghành
  • Đấu thầu
  • Tư vấn xây dựng
  • Kiễn trúc
  • Dự toán
  • Tiêu chuẩn xây dựng
  • Bất động sản (địa ốc)
  • Thầu phụ